Tin tức - Sự kiện

Giải mã nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ chi tiết nhất

 

Ngày đăng: 19/08/2023

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống đã tồn tại lâu đời trong văn hóa của người Phương Đông. Đây không chỉ là ngày lễ đơn thuần mà còn là ngày có ý nghĩa quan trọng đối với người Phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Vậy Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này như thế nào? Bài viết dưới đây của Order Taobao Giá Rẻ sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn.

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi với tên khác là Tết Đoan Dương, hoặc Tết giết sâu bọ theo cách gọi của người Việt Nam. Đây là ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,… diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm.

Đoan có nghĩa là mở đầu, còn Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ đến 1 giờ chiều. Bởi vậy, mọi người thường ăn Tết Đoan Ngọ vào buổi trưa. Ngoài ra với tên gọi “Đoan Dương” cũng gắn liền với ý nghĩa khác, “Đoan” là mở đầu, “Dương” là mặt trời, ăn tết vào buổi trưa là lúc mặt trời đạt đỉnh và khí dương đang thịnh nhất.

Tại Việt Nam, mọi người gọi Tết Đoan Ngọ với cái tên dân giã là Tết giết sâu bọ. Đây chính là ngày phát động mọi người bắt sâu, diệt bọ, tiêu diệt các loài gây hại đến cây trồng, mùa màng.

Tết Đoan Ngọ
Một số thông tin cần biết về ngày Tết Đoan Dương

Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ như thế nào?

Xoay quanh nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Dương, mỗi quốc gia lại lưu truyền một câu chuyện khác nhau. Cụ thể, đối với Việt Nam và Trung Quốc mọi người thường truyền miệng câu chuyện về nguồn gốc ngày Tết Đoan Dương như sau:

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ Trung Quốc

Tại Trung Quốc, nguồn gốc của ngày Tết Đoan Dương gắn liền với nhiều câu chuyện khác nhau, nhưng phổ biến nhất là câu chuyện về Khuất Nguyên. Vào cuối thời Chiến Quốc có một vị trung thần tài ba của nước Sở tên là Khuất Nguyên. Trong một lần can ngăn vua Hoài Vương, ông bị gian thần hãm hại nên bị bắt giam. Cảm thấy uất ức, ông thất chí gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.

Để tưởng nhớ về cái chết của trung thần Khuất Nguyên, hàng năm vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, người dân Trung Quốc làm bánh bá trạng (loại bánh truyền thống đặc biệt) để thả xuống sông như một biểu tượng tri ân đến ông.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ Việt Nam

Đối với người Việt, nguồn gốc của ngày Tết Đoan Dương gắn liền với một câu chuyện hoàn toàn khác. Theo tài liệu ghi chép của Ban Tôn Giáo Chính Phủ thì trước đây từ thời xa xưa khi mà nông dân được vụ mùa bội thu ăn mừng vì trúng mùa thì năm đó sâu bọ lại đến tàn phá cây cối, mùa màng.

Đứng trước hoàn cảnh đó, người dân lo lắng vì không biết làm cách nào để diệt được nạn sâu bọ này thì bỗng nhiên có một ông lão từ xa đến xưng là Đôi Truân bày cách giải. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một bàn cúng gồm: bánh tro, trái cây, sau đó mọi người ra trước nhà mình vận động thể dục. Tất cả mọi người làm theo thì một lúc sau, sâu bọ đều chết rũ rượi. Bởi vậy, vào ngày này nông dân khắp nơi đều lập bàn để diệt sâu bọ. Và từ đó, người Việt lấy ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch làm ngày Tết giết sâu bọ hay Tết Đoan Ngọ.

Ngoài ý nghĩa diệt sâu bọ vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, người Việt còn cho rằng ngày này là dịp để mọi người giải trừ bệnh tật trong thời gian giao mùa. Theo đó, quan niệm của người xưa thì ở đường tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại. Vào ngày 5/5 Âm lịch ký sinh gây hại thường phát triển nên nhân thời cơ này mọi người ăn cơm rượu, và hoa quả có vị chua chát để loại bỏ ký sinh gây hại ra ngoài.

Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc của ngày Tết Đoan Dương có sự khác nhau giữa mỗi quốc gia

Tết Đoan Dương cúng gì?

Ngày Tết Đoan Dương (Tết giết sâu bọ) là ngày Tết truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có mâm cúng ngày Tết giết sâu bọ khác nhau.

Về cơ bản, mâm cúng ngày Tết Đoan Dương của người Việt sẽ gồm có:

1. Mâm cúng Tết giết sâu bọ của người miền Bắc (tham khảo):

  • Bánh tro, bánh ú: Được làm từ gạo nếp, ngâm trong nước tro, gói bằng lá chuối
  • Cơm rượu nếp: Có thể là cơm rượu nếp cái hoa vàng hoặc cơm rượu nếp cẩm
  • Hương, hoa, vàng mã
  • Nước, rượu nếp
  • Các loại hoa quả (mận, vải…)
  • Xôi, chè

2. Mâm cúng Tết giết sâu bọ của người miền Trung (tham khảo):

  • Hương, hoa, vàng mã
  • Chè kê là món ăn đặc biệt quen thuộc với những ai gốc Huế
  • Nước, rượu nếp
  • Các loại hoa quả như vải, mận…
  • Bánh tro, bánh ú

3. Mâm cúng Tết giết sâu bọ của người miền Nam (tham khảo):

  • Hương, hoa, vàng mã
  • Chè trôi nước và bánh ú: Đây là hai món ăn không thể thiếu trong mâm cúng của người dân miền Nam.
  • Hoa quả tươi
  • Nước, rượu nếp
  • Cơm rượu
  • Bánh ú bá trạng

Taobao có sale ngày Tết Đoan Ngọ không?

Ngày Tết Đoan Ngọ tại Trung Quốc là một trong những ngày lễ truyền thống của người dân xứ Trung. Vào ngày này, khắp mọi nơi người dân đều tất bật chuẩn bị bánh, trái cây truyền thống để ăn Tết.

Nhằm tri ân và kích cầu mua sắm của người Trung Quốc vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, Taobao nói riêng và nhiều sàn thương mại điện tử khác đều đồng loạt áp dụng chương trình giảm giá ưu đãi cho khách khi mua hàng. Các mặt hàng được sale chủ yếu trong ngày này là nhóm hàng tiêu dùng, các mặt hàng gia dụng, thời trang,… Mức sale thường khá lớn giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí khi mua sắm.

Để thuận lợi săn sale vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch trên Taobao, bạn cần chú ý theo dõi chương trình sale. Đồng thời, bạn cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện như chi phí, phương thức thanh toán, địa chỉ nhận hàng,… để sẵn sàng đặt mua sản phẩm mình cần trong thời gian khuyến mại.

Đối với trường khách hàng tại Việt Nam, có nhu cầu săn sale 5/5 Âm lịch trên Taobao thì có thể liên hệ với Order Taobao Giá Rẻ để được hỗ trợ chi tiết.

Bài viết trên đây của Order Taobao Giá Rẻ đã giải mã chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ. Hy vọng, chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn củng cố thêm kiến thức và hiểu rõ hơn về ngày Tết truyền thống này.

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
NHẬP THÔNG TIN ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÍ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÀ NHẬN TƯ VẤN

    0862938990