Tin tức - Sự kiện

3+ bí mật về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung Thu không phải ai cũng biết

 

Ngày đăng: 11/08/2023

Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ cổ truyền lớn của người Việt diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Mỗi năm đến dịp Trung Thu khắp các con ngõ, đường phố đều kết hoa, treo đèn, nhà nhà sắm sửa bánh trái bày biện mâm cỗ. Với người Việt, ngày Tết Trung Thu là ngày đặc biệt gắn liền với nhiều sự tích huyền bí. Để giúp bạn khám phá thêm về những bí mật về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung Thu, bạn có thể dành 2 phút xem ngay bài viết dưới đây của Order Taobao Giá Rẻ.

Tết Trung Thu là ngày gì? Có tại các quốc gia nào?

Tết Trung Thu hay còn được gọi với tên khác là Tết đoàn viên, Tết trông trăng hay Tết hoa đăng. Tết được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch, tức 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm.

Tết Trung Thu là ngày tết truyền thống của người Việt Nam, người Trung Quốc và người Hàn Quốc. Song do khác biệt về văn hóa nên mỗi quốc gia lại có cách ăn Tết Trung Thu và tổ chức các hoạt động khác nhau.

Theo quan niệm của người xưa, Tết trông trăng diễn ra vào thời gian mặt trăng tròn nhất, sáng nhất. Dưới ánh trăng mọi người cùng nhau múa hát, ngắm trăng và phá cỗ. Tại một số nơi còn tổ chức múa lân, múa rồng để trẻ em, người lớn cùng vui chơi thỏa thích. Tại Trung Quốc, nhiều khu phố có thể tổ chức bắn pháo hoa để ăn mừng ngày lễ này.

Hiện nay, ngoài Việt Nam thì nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á cũng tổ chức lễ hội Trung Thu gồm có: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore,…

Tết Trung Thu
Một số thông tin cần biết về ngày Tết Trung Thu

Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu?

Nói về nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu hiện vẫn chưa thể xác định chính xác. Bởi thực tế, mỗi quốc gia lại lưu truyền những câu chuyện khác nhau về ngày Trung Thu. Song, ba truyền thuyết được nhiều người nhắc đến nhiều nhất về ngày Trung Thu đó là về Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng và sự tích về Chú Cuội của Việt Nam.

Nguồn gốc ngày Tết Đoàn Viên của Trung Quốc

Sự tích 1

Theo một số tài liệu sử sách của Trung Quốc, tết Trung Thu bắt nguồn từ sự tích về Hằng Nga và Hậu Nghệ. Hậu Nghệ vốn là một người bất tử, còn Hằng Nga là tiên nữ sống trên thiên đình. Cả hai bị người xấu hãm hại nên bị giáng xuống trần làm người thường.

Một ngày nọ, dân gian xuất hiện 10 mặt trời thiêu cháy hầu hết sinh linh dưới mặt đất. Vua đã lệnh cho Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời và ban cho một viên thuốc trường sinh bất lão, dặn Hậu Nghệ tạm thời chưa uống. Vậy nhưng, một ngày nọ khi Hậu Nghệ đi vắng, Hằng Nga ở nhà phát hiện ra viên linh dược tò mò lấy uống và bay về trời. Kể từ đó, Hằng Nga ở lại cung trăng và không trở lại trần gian nữ.

Sự tích 2

Ngày Tết Trung Thu bắt nguồn từ sự tích về Dương Quý Phi – Sủng phi của vua Đường Minh Hoàng. Dương Quý Phi có nhan sắc khuynh nước, khuynh thành khiến triều thần lo sợ vua đam mê tửu sắc mà bỏ bê việc triều chính. Vậy nên triều thần xin vua ban tử cho Dương Quý Phi.

Sau khi Dương Quý Phi mất, vua Đường Minh Hoàng nhớ thương bà da diết. Cảm động trước tình cảm này, các nàng tiên đã cho vua gặp lại Dương Quý Phi vào đêm sáng nhất của mùa thu. Bởi vậy, vua đã chọn ngày Rằm Tháng Tám để tưởng nhớ sủng phi của mình.

Nguồn gốc ngày Tết Đoàn Viên của Việt Nam

Ở Việt Nam, câu chuyện được lưu truyền nhiều nhất về nguồn gốc ngày Tết Trăng Rằm liên quan đến sự tích Chú Cuội. Ở vùng nọ có chàng tiều phu tên là Cuội, một lần đi rằng Cuội đ nhầm vào hàng cọp và phát hiện cọp mẹ lấy một ít lá cây mớm cho đàn cọp con đang chết sống lại. Thấy vậy, đợi cọp mẹ đi khuất, Chú Cuội trộm đào gốc cây mang về.

Trên đường về, Cuội gặp một lão ăn mày nằm chết nên đá lấy lá cứu sống lão. Khi sống lại, lão ăn mày đã nói với Cuội đây là cây cải tử hoàn sinh, mang về chăm sóc đừng tưới nước bẩn cây sẽ bay lên trời.

Kể từ khi có cây thần, Cuội cứu giúp được nhiều người, còn cứu sống được con gái phú ông và được ông gả con gái cho. Vợ cuội vốn tính hay quên, hôm Cuội đi vắng đã tiểu vào cây quý khiến cây bật rễ bay lên trời. Cuội về đến nhà thấy vậy liền chạy níu vào rễ cây, cứ thế cây đa bay lên cung trăng kéo theo cả cuội. Từ đó, mỗi ngày rằm khi ngước lên cung trăng, mọi người đều nhìn thấy hình ảnh Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

Ngoài sự tích về Chú Cuội, nhiều tài liệu còn ghi chép rằng, Tết Trung Thu vốn được tổ chức dưới thời Lý tại kinh thành Thăng Long. Đây là dịp để vua Lý tạ ơn thần rồng đã mang mưa đến giúp người dân có mùa màng bội thu, ấm no.

Tết Trung Thu
Nguồn gốc của ngày Tết Đoàn Viên có sự khác biệt giữa từng quốc gia

Phong tục truyền thống được thực hiện vào Tết Trung Thu

Theo phong tục của người Việt, vào ngày Tết Đoàn viên, mọi nhà đều bày biện mâm cỗ thắp hương gia tiên. Trên mâm cỗ có đầy đủ những món đồ cần có trong ngày Tết Đoàn Viên như hoa quả, bánh nướng, bánh dẻo,… để dâng lên tổ tiên.

Ngoài ra, trong ngày này người Việt còn thực hiện nhiều phong tục, trong đó phải kể đến như:

  • Rước đèn trung thu: Trẻ em ở làng quê thường tập trung lại và cùng nhau rước đèn đi khắp các con ngõ tạo nên bầu không khí vui vẻ, tràn ngập tiếng cười.
  • Múa Lân: Con Lân tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn mang đến điềm lành. Bởi vậy trong dịp Trung Thu, nhiều nơi sẽ tổ chức Múa Lân để đón Tết Trăng Rằm.
  • Ăn bánh trung thu: Rằm tháng 8, mọi nhà đều mua bánh nướng, bánh dẻo để thắp hương lên gia tiên. Sau đó, cả nhà cùng phá cỗ, ăn bánh thưởng trà. Bánh trung thu có hình tròn tượng trưng cho trăng rằm hàm ý chỉ sự đoàn viên, sum vầy của gia đình.
  • Ngắm trăng
  • Phá cỗ

Tết Trung Thu có ý nghĩa gì?

Tết Trung Thu của người Việt có nhiều nét khác biệt so với Tết Trung Thu ở các quốc gia khác. Thuở ban đầu, Tết Đoàn Viên được mọi người coi là Tết của người lớn. Đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi, thường bánh, uống trà và ngắm trăng. Trăng tròn là biểu tượng của sự sum vầy, đoàn tụ. Mùa trăng tròn nhất là lúc con cháu quay về tụ họp, sum vầy cùng gia đình để tỏ lòng biết ơn với ông bà, bố mẹ và báo hiếu tổ tiên.

Về sau và cho đến bây giờ, Tết Đoàn Viên dần trở thành Tết của tất cả mọi người. Vào ngày này, bố mẹ sẽ bày biện mâm cỗ để cả nhà cùng phá cỗ ngày Trung Thu. Trong nhà treo đèn lồng, sắm bánh nướng, bánh dẻo và các loại hoa quả. Khắp các con ngõ, đường làng trẻ nhỏ cùng nhau đi rước đèn. Tiếng cười nói vui vẻ vang vọng khắp mọi nhà giúp ngày đoàn viên thêm ấm áp, ý nghĩa.

Tết Trung Thu
Ngày Tết Đoàn Viên có nhiều ý nghĩa với người Việt nói riêng và mọi người ở các quốc gia khác nói chung

Săn sale “cực lớn” trên Taobao vào ngày Tết Trung Thu

Tết Trung Thu là ngày lễ cổ truyền lớn thứ 2 Trung Quốc chỉ sau Tết Nguyên Đán. Bởi vậy, vào ngày này khắp các cửa hàng, nền tảng mua sắm trực tuyến đều áp dụng chương trình khuyến mãi giảm giá cực sốc cho khách mua hàng.

Không nằm ngoài chương trình khuyến mãi, Taobao cũng tham gia vào hoạt động này nhằm kích cầu mua sắm của khách hàng. Theo đó, vào dịp Tết Trung Thu, Taobao áp dụng giảm giá đồng loạt nhiều mặt hàng, trong đó nổi bật phải kể đến nhóm hàng đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng, thời trang,… Mức giảm giá cho đợt sale áp dụng trên 50% cho một số mặt hàng. Vì vậy, để không bỏ lỡ đợt sale khủng trên Taobao, bạn nên chuẩn bị mọi nguồn lực để săn sale hiệu quả.

Bài viết trên đây của Order Taobao Giá Rẻ đã cung cấp cho bạn 3+ bí mật về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu. Hy vọng, với thông tin này bạn đã hiểu rõ hơn về ngày Tết Đoàn Viên, ngày lễ truyền thống của dân tộc.

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
NHẬP THÔNG TIN ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÍ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÀ NHẬN TƯ VẤN

    0862938990